Trên thị trường hiện nay, chi phí để gắn một bộ cảm biến áp suất lốp (TPMS) vẫn khá rẻ so với công dụng đảm bảo an toàn của nó. Vậy nguyên lý và cơ chế hoạt động của bộ cảm biến này là thế nào? Có thực sự cần phải lắp đặt cảm biến áp suất lốp cho ô tô hay không? Hãy cùng Phukienxevip.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa về cảm biến áp suất lốp
Hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS, viết tắt của cụm từ Tire Pressure Monitoring System) là một công nghệ điện tử được thiết kế để theo dõi áp suất không khí trong lốp xe ô tô và cảnh báo khi áp suất lốp giảm xuống dưới 25% so với mức tiêu chuẩn.
Ngày nay, gần như tất cả các ký hiệu cảnh báo trên bảng điều khiển đều có màu vàng, có hình dạng giống như móng ngựa và có một dấu chấm than nằm ở giữa. Khi áp suất của một trong bốn bánh xe không đạt yêu cầu, ký hiệu này sẽ xuất hiện trên bảng đồng hồ để thông báo cho người lái.
Tại sao phải lắp đặt cảm biến áp suất lốp TPMS
Hệ thống TPMS không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của lốp xe. Bằng cách giám sát và cảnh báo về áp suất và nhiệt độ lốp, TPMS giúp người lái xe phát hiện sớm các vấn đề như áp suất thấp, áp suất cao, nhiệt độ quá cao và hiện tượng rò rỉ. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa các sự cố không mong muốn trên đường mà còn nâng cao hiệu suất và tuổi thọ của lốp xe.
Lốp xe thiếu hơi có thể gây ra sự gia tăng ma sát với mặt đường, dẫn đến áp suất và nhiệt độ tăng cao. Tình trạng này không chỉ làm giảm tuổi thọ của lốp mà còn làm tăng nguy cơ nổ lốp, đặc biệt khi xe di chuyển trên những đoạn đường gồ ghề. Hệ thống TPMS giúp người lái xe phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề này, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn và giảm chi phí bảo trì.
Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp TPMS
Một bộ cảm biến áp suất lốp TPMS thường bao gồm ba thành phần chính sau.
Van cảm biến
Van cảm biến có thể ví như trái tim của hệ thống cảm biến áp suất lốp. Nhiệm vụ của nó là đo độ giãn nở của màng và áp suất bên trong lốp, sau đó truyền dữ liệu đến các vi mạch điện tử để khuếch đại và tạo ra tín hiệu phản ánh các chỉ số áp suất của lốp.
Mỗi bánh xe của ô tô đều được trang bị một van cảm biến tương tự nhau, bao gồm cảm biến nhiệt độ, pin, mạch điện và cảm biến áp suất. Van cảm biến được chia thành hai loại chính là van gắn bên ngoài lốp và van gắn bên trong lốp.
Bộ xử lý trung tâm
Nếu van cảm biến là “tim” thì bộ xử lý trung tâm lại đóng vai trò “bộ não” của hệ thống TPMS. Cục xử lý trung tâm được tích hợp trong bo mạch của màn hình hiển thị, có nhiệm vụ nhận và giải mã các tín hiệu điện từ van cảm biến áp suất lốp. Sau khi tín hiệu được giải mã, thông tin sẽ được gửi tới ECU và hiển thị trên màn hình.
Màn hình chính
Để đảm bảo hiển thị chính xác các thông số cần thiết, trước đây, cảm biến áp suất lốp thường đi kèm với màn hình sử dụng nguồn điện hoặc pin của xe. Tuy nhiên, để hỗ trợ việc giám sát áp suất lốp liên tục và nâng cao sự an toàn cho người lái, hiện nay, cảm biến áp suất lốp có thể được tích hợp trực tiếp với màn hình của xe hoặc kết nối với các thiết bị thông minh.
Nguyên lý hoạt động của TPMS là gì?
Dựa theo nguyên lý hoạt động mà cảm biến áp suất lốp được chia thành hai loại là trực tiếp và gián tiếp.
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp loại trực tiếp (dTPMS)
Đây là các cảm biến áp suất nhỏ gọn, hoạt động bằng pin, được gắn bên trong các bánh xe và lắp đặt trong van cảm biến áp suất lốp. Chúng đo lường áp suất của từng bánh xe và gửi tín hiệu vô tuyến định kỳ trong khi xe đang di chuyển. Thông tin này được hiển thị trên bảng điều khiển hoặc đèn báo lỗi của xe.
Hệ thống này nổi bật với khả năng cung cấp thông tin áp suất chính xác, và một số phiên bản cao cấp còn có khả năng cảnh báo về nhiệt độ. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống là chi phí khá cao. Ngoài ra, vì phải gắn phía bên trong lốp nên cần đến sự tham gia của thợ sửa và máy móc gây tốn thời gian và tiền bạc hơn.
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp loại gián tiếp (iTPMS)
Với hệ thống loại gián tiếp, hệ thống xác định các bất thường trong lốp xe dựa trên tốc độ quay của bốn bánh. Nó hoạt động với bốn cảm biến tốc độ bánh xe để kiểm soát độ ổn định của xe và theo dõi tốc độ của từng bánh.
Khi một bánh xe bị thiếu hơi, đường kính bánh sẽ giảm, dẫn đến việc bánh xe quay nhanh hơn so với các bánh khác. Hệ thống TPMS loại gián tiếp giúp phát hiện sự khác biệt này và đưa ra cảnh báo về áp suất lốp thấp hoặc tình trạng bánh xe bị non hơi. Mặc dù iTPMS có giá tương đối thấp, nhưng khả năng sai sót về độ chính xác trong một số trường hợp lại cao hơn.
Các loại cảm biến áp suất lốp TPMS phổ biến
Ngoài việc phân loại theo cơ chế nguyên lý hoạt động của hệ thống cảm biến áp suất lốp, người ta còn chia theo loại van cảm biến. Phổ biến trên thị trường hiện nay có 2 loại đó là van trong và van ngoài. Các bạn có thể tham khảo thông tin mà Phukienxevip.com đã tổng hợp được theo bảng dưới đây.
Cảm biến áp suất lốp van trong | Cảm biến áp suất lốp van ngoài | |
Đặc điểm | Đầu cảm biến được gắn bên ngoài lốp xe. Khi thiết bị hoạt động sẽ thông báo qua màn hình LCD hoặc điện thoại | Đầu cảm biến được gắn bên trong lốp xe. Cảm biến sử dụng pin |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Một số ý nghĩa khi đèn cảnh báo TPMS phát sáng
Đèn cảnh báo TPMS có vai trò rất quan trọng trong bảng điều khiển ô tô. Tuy nhiên, bạn có biết cách mà đèn cảnh báo phát sáng khác nhau cũng báo hiệu những vấn đề khác nhau của xe không? Hãy cùng tìm hiểu các trường hợp cụ thể sau đây.
- Đèn sáng khi đang lái xe: Đây là dấu hiệu ít nhất một lốp xe đang có áp suất thấp. Cần kiểm tra tình trạng của các lốp còn lại ngay để tránh điều đáng tiếc.
- Đèn TPMS chớp nháy: Áp suất lốp gần chạm đến mức cảnh báo. Lúc này bạn cần kiểm tra lốp bằng đồng hồ đo và bơm hơi nếu thấy cần thiết.
- Đèn TPMS chớp nháy sau đó giữ nguyên: Đây có thể là báo hiệu cho việc hệ thống TPMS gặp vấn đề. Bạn nên kiểm tra lại xe và hệ thống tại cửa hàng để được hỗ trợ kịp thời.
Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng hệ thống TPMS
Áp suất lốp mang một vai trò rất quan trọng trong quá trình xe vận hành. Vậy nên, để xe và bộ cảm biến được hoạt động đúng cách, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Kiểm tra áp suất lốp ngay khi nhận được thông báo từ hệ thống để đảm bảo an toàn và hoạt động ổn định.
- Cài đặt lại hệ thống TPMS sau mỗi lần thay lốp để đảm bảo nhận diện chính xác áp suất lốp mới.
- Thường xuyên kiểm tra cảm biến TPMS để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng cách, tránh hỏng hóc do sử dụng lâu dài hoặc va đập.
- Lựa chọn cảm biến áp suất lốp TPMS từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng và độ chính xác.
Hệ thống TPMS không phải hoàn hảo, nó cũng sẽ gặp một số lỗi trong quá trình sử dụng. Nếu bạn gặp một trong những lỗi như cảm biến hỏng, bánh xe mất lực kéo, chết pin cảm biến,… Bạn nên đến ga ra gần nhất để sửa chữa kịp thời, tránh gây hư hại nặng hơn.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có những kiến thức cần thiết về hệ thống cảm biến áp suất lốp TPMS. Đây là hệ thống tuy nhỏ bé nhưng lại mang đến vai trò cảnh báo kịp thời hết sức quan trọng cho các tài xế. Nếu bạn có nhu cầu mua sắm phụ kiện ô tô với mức giá ưu đãi nhất, hãy ghé thăm Phukienxevip.com nhé!